TỔ CHỨC KỶ NIỆM 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ( 20/11/1982-20/11/2024)

Lượt xem:

Đọc bài viết

“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống quý báu, bản sắc văn hóa của dân tộc ta được hình thành, vun đắp, trao chuyền qua biết bao thế hệ, góp phần tạo nên nền văn hiến Việt Nam với bề dày lịch sử hàng nghìn năm. Từ xưa đến nay, nghề thầy giáo luôn được xã hội tôn vinh là nghề cao quý; các thầy, cô giáo luôn được các tầng lớp nhân dân kính trọng. Các thế hệ người Việt Nam luôn khắc ghi câu “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện tư tưởng của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực cho sự phát triển của đất nước; Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn hết sức coi trọng vị trí của người thầy trong sự nghiệp trồng người.
Vì thế nghề dạy học, được xã hội tôn vinh, là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất, trong những nghề sáng tạo. Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, và Bác còn hết sức đề cao vai trò của người thầy: Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục.
Mỗi chúng ta ngồi đây, ai cũng đã từng trải qua một thời cắp sách tới trường. Có thể nói, đó là quãng thời gian đẹp đẽ nhất, trong cuộc đời mỗi con người. Và thời gian đó, bao giờ cũng đọng lại sâu sắc nhất, đậm đà nhất, là hình ảnh những người thầy, người cô. Chính thầy cô, là người thắp sáng cho tâm hồn ta, mang đến cho ta niềm tin và tri thức. Để đến hôm nay đây, khi chúng ta đã trở thành những nhà giáo, mà cả cuộc đời gắn bó với mái trường, với phấn trắng, bảng đen, thì những kỉ niệm ngày xưa ấy, vẫn không phai mờ. Nói như vậy để thấy hình ảnh người thầy luôn in sâu trong tâm trí của các thế hệ học trò.
Sinh thời, Bác Hồ cũng hết sức đề cao vai trò của người thầy. Bác đã từng nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Cha ông ta thường nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Sứ mệnh cao cả đó, buộc người thầy phải là tấm gương sáng, mẫu mực cho học sinh noi theo. Chính vì lẽ đó, sáng ngày 20 tháng 11 năm 2024, trường THCS Hành Nhân cùng với Hội cha mẹ học sinh đã tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Đến dự buổi tọa đàm có sự tham gia của tất cả thầy, cô giáo là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã và đang công tác tại trường tHCS Hành Nhân qua các thời kỳ. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của lãnh đạo địa phương, Hội cha mẹ học sinh. Lãnh đạo địa phương ghi nhận sự đóng góp to lớn của nhà trường qua nhiều năm dưới sự quan tâm va fgiaos dục của các bậc thầy cô giáo đã và đang công tác tại trường THCS Hành Nhân. Cũng tại buổi tọa đàm này lãnh đạo nhà trường đã phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân trong cả nước những ngày này đang hướng về các thầy, các cô với tấm lòng biết ơn, trân trọng và những tình cảm cao quí nhất, chính các thầy, các cô đã, đang và sẽ tiếp tục hoàn thành xuất xắc những nhiệm vụ vinh quang trong sự nghiệp trồng người, đào tạo ra những lớp người mới có đủ đức, đủ tài để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh và giầu đẹp.Sau đây là hình ảnh minh chứng: